Phì đại tiền liệt tuyến là bệnh lý thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng Phì đại tiền liệt tuyến có đáng sợ hay không? Câu trả lời là có, nó đáng sợ khi người bệnh không điều trị sớm, để bệnh kéo dài và nó đặc biệt đáng sợ nếu nó kết hợp với 1 số loại bệnh khác.
Phì đại tiền liệt tuyến là gì?
Phì đại tiền liệt tuyến (U xơ tiền liệt tuyến) là sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới trung và cao niên. Khi đó, tuyến tiền liệt tăng kích thước ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho việc tiểu tiện.
Người bị phì đại tiền liệt tuyến thường có các biểu hiện ban đầu như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu khó, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt. Đôi lúc đột nhiên buồn đi tiểu nhưng không thể nhịn được trong vài phút, sau khi tiểu vẫn còn cảm giác còn muốn tiểu…
Phì đại tiền liệt tuyến có đáng sợ không?
Phì đại tiền liệt tuyến ở giai đoạn đầu không quá nguy hiểm, chỉ là các biểu hiện liên quan đến đường tiểu như đã nói ở trên. Các triệu chứng này có thể xảy ra từ từ khiến người bệnh quen dần và không nghĩ đó là bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh có biến chứng thì hậu quả lại khó lường.
Phì đại tiền liệt tuyến trở nên đáng sợ khi người bệnh có thể gặp các biến chứng như tiểu ra máu, bí tiểu hoàn toàn, hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, thậm chí là suy thận….
Hơn nữa, nếu người bệnh đang mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, tiểu đường…. đồng thời bị phì đại tuyến tiền liệt có biến chứng phải phẫu thuật sẽ vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, những hiểu lầm của bệnh nhân về phì đại tiền liệt tuyến cũng như cách điều trị thì có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.
Những suy nghĩ sai lầm của người bệnh khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn
Nghĩ rằng bệnh chỉ gây rối loạn tiểu tiện
Nhiều người bệnh nghĩ rằng phì đại tiền liệt tuyến chỉ gây ra các triệu chứng về đường tiểu nên chủ quan không điều trị sớm. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Việc nước tiểu bị tồn đọng trong bàng quang khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và sinh sôi, gây ra hiện tượng viêm đường tiết niệu. Không những thế, việc nước tiểu bị tồn đọng còn gây hiện tượng kết tủa, hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, thậm chí có thể gây bí tiểu hoàn toàn, suy thận.
Nghĩ rằng bệnh do tuổi tác
Bệnh phì đại tiền liệt tuyến thường xảy ra ở nam giới từ 50 tuổi trở lên và tỷ lệ tăng dần ở độ tuổi cao hơn. Nhiều người bệnh cho rằng đó là vấn đề do tuổi tác gây ra nên không cần chữa trị. Đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, gây ra nhiều biến chứng mới đi khám. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống.
Hiểu lầm về phương pháp điều trị
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng phì đại tiền liệt tuyến giống như một dạng khối u lành tính, chỉ cần phẫu thuật bóc tách là khỏi. Tuy nhiên, khối u xơ tuyến tiền liệt hình thành do hormone nên sau khi phẫu thuật cũng không khỏi tận gốc được. Có rất nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật vẫn bị tái phát lại và bệnh phát triển nhanh hơn. Do đó, dù đã phẫu thuật người bệnh vẫn cần sử dụng các biện pháp phòng ngừa để bệnh không có cơ hội quay trở lại.
Khắc phục phì đại tiền liệt tuyến bằng cách nào?
Có nhiều phương pháp điều trị phì đại tiền liệt tuyến. Trong đó, các biện pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc avodart 0.5 ) được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn nhẹ. Vậy Avodart là thuốc gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Thuốc chữa phì đại tiền liệt tuyến Avodart là gì?
Avodart là thuốc gì? Thuốc Avodart là một loại thuốc kê đơn, được chỉ định dùng để chữa trị các triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Đồng thời hỗ trợ làm giảm nhu cầu điều trị phì đại bằng phương pháp phẫu thuật.
Công dụng - Chỉ định
Điều trị & phòng ngừa phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH) thông qua việc làm giảm triệu chứng, giảm kích thước tuyến tiền liệt, cải thiện lưu thông nước tiểu & giảm nguy cơ bí tiểu cấp tính (AUR) cũng như giảm nhu cầu phẫu thuật liên quan đến BPH.
Chống chỉ định
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Cách dùng - Liều dùng
Người lớn 0.5 mg, ngày một viên. Cần điều trị ít nhất 6 tháng dù có thể thấy đáp ứng sớm.
Tác dụng không mong muốn
Bất lực, giảm ham muốn tình dục, rối loạn phóng tinh, vú to ở nam.
Tương tác thuốc
Giảm thải dutasteride khi dùng cùng với chất ức chế CYP3A4: verapamil & diltiazem.
Phương pháp ngoại khoa được chỉ định đối với những bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng và có biến chứng xảy ra. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, chi phí lớn hơn và thời gian điều trị lâu hơn.
Xem thêm: https://nhathuocantam.org/thuoc-ke-don/thuoc-dieu-tri-ung-thu/avodart-05mg/
Nhận xét
Đăng nhận xét